Sàn cao su an toàn

Những lợi ích mang lại của sàn cao su an toàn (Sàn cao su EPDM)

  • Hấp thụ lực giúp bảo vệ và giảm thiểu chấn thương do ngã/té từ trên cao.
  • Chống trơn trượt.
  • Tạo nên không gian đa sắc màu, lôi cuốn và kích thích trẻ em.
  • Thiết kế và thi công theo hình dạng/họa tiết mong muốn.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp, chống chịu thời tiết ngoài trời.

Bảng so sánh mức độ hấp thụ lực của các loại vật liệu làm sàn

Cấu tạo sàn cao su EPDM

Sàn cao su an toàn được thi công trên bề mặt bê tông (có các rãnh và độ dốc phù hợp để thoát nước). Sàn thường có cấu tạo 2 lớp, lớp dưới cùng là cao su SBR, lớp trên cùng là cao su EPDM màu.

Hạt cao su EPDM

Hạt cao su EPDM kích cỡ 1-4mm (Ethylene Propylene Diene Monomer) được sử dụng để làm lớp trên cùng chịu nước và chống chịu thời tiết ngoài trời, liên kết bởi keo polyurethane. Hạt EPDM được sản xuất từ cao su EPDM nguyên sinh, có nhiều loại hạt với màu sắc khác nhau.

Sàn sân chơi  trẻ em thường được sử dụng kết hợp nhiều hạt cao su có các màu sắc khác nhau để tạo hình, mang lại sức lôi cuốn.

 

Hạt cao su SBR

Hạt cao su SBR thường được sử dụng để làm lớp dưới cùng để tạo độ dày hấp thụ lực mong muốn, liên kết bởi keo polyurethane. Hạt cao su SBR là loại cao su tái sinh có màu đen, được nghiền và làm sạch từ các loại vỏ bánh xe cũ.

Cách xách định độ dày phù hợp cho sàn cao su an toàn

Độ dày sàn cao su an toàn được xác định bởi thông số FFH (free fall height, tạm dịch “chiều cao rơi tự do”) hoặc CFH (critical fall height) của thiết bị.

Dưới đây là bảng tham chiếu